Bạn đang ở: Trang chủ Trích đoạn Hiểu bản thân mình Các khái niệm Tâm trí là bệnh
 
 
Các khái niệm

Tâm trí là bệnh

 Related image

Với mật tông, bản thân con người là bệnh. Không phải tâm trí bị bị rối loạn đâu - thay vì thế, tâm trí bạn là rối loạn. Không phải là bạn bị căng thẳng bên trong đâu, nhưng thay vì thế, bạn là căng thẳng. Hiểu phân biệt này cho rõ ràng. Nếu tâm trí ốm thế thì ốm này có thể được chữa trị, nhưng nếu bản thân tâm trí là ốm, thế thì ốm này không thể được chữa trị. Nó có thể được siêu việt lên, nhưng nó không thể được chữa trị. Điều đó tạo ra khác biệt căn bản giữa tâm lí học phương Tây, và mật tông và tâm lí học yoga phương Đông; đó là khác biệt giữa mật tông và yoga phương Đông, và tâm lí học phương Tây.

Tâm lí học phương Tây nghĩ rằng tâm trí có thể là lành mạnh, tâm trí khi nó có thể được chữa trị và giúp đỡ - vì với tư duy phương Tây không có siêu việt, và không có gì bên ngoài tâm trí. Siêu việt là có thể chỉ nếu có cái gì đó bên ngoài, để cho bạn có thể sống trong trạng thái hiện tại của bạn và di chuyển xa hơn. Nhưng nếu không có cõi bên kia và tâm trí là đầu cuối, thế thì siêu việt là không thể được.

Nếu bạn nghĩ bạn chỉ là thân thể, thế thì bạn không thể siêu việt trên thân thể bạn - vì ai sẽ siêu việt và bạn sẽ siêu việt tới đâu? Nếu bạn đơn giản là thân thể, thế thì bạn không thể đi ra ngoài thân thể. Nếu bạn có thể đi ra ngoài thân thể, điều đó nghĩa là bạn không đơn giản là thân thể, mà là cái gì đó thêm nữa. Cái "thêm nữa" đó trở thành chiều hướng để di chuyển vào.

Tương tự, nếu bạn chỉ là tâm trí và không gì khác, thế thì không siêu việt nào là có thể. Thế thì chúng ta có thể chữa trị các bệnh cá nhân... Ai đó ốm về tâm trí - chúng ta có thể chữa trị ốm này. Chúng ta sẽ không chạm vào tâm trí, nhưng chúng ta sẽ chữa trị ốm này và làm cho tâm trí thành bình thường. Và không ai sẽ nghĩ về liệu bản thân tâm trí bình thường này là lành mạnh hay không.

Tâm trí bình thường chỉ là tâm trí đa nghi. Freud nói rằng như mọi người vậy, chúng ta chỉ có thể mang một tâm trí bệnh tật về sự bình thường. Nhưng liệu mọi người có lành mạnh hay không, câu hỏi đó không thể được nêu ra. Chúng ta coi đương nhiên rằng tâm trí tập thể, tâm trí trung bình, là ổn. Cho nên bất kì khi nào ai đó đi ra ngoài tâm trí trung bình đó, di chuyển đi đâu đó khác, người đó phải được mang trở lại và được điều chỉnh lại. Vậy, toàn thể tâm lí học phương Tây đã từng là nỗ lực hướng tới việc điều chỉnh lại - điều chỉnh lại về tâm trí bình thường, tâm trí trung bình.

Theo nghĩa này, có các nhà tư tưởng, đặc biệt là một nhà tư tưởng rất thông minh, Geoffrey, người nói rằng thiên tài là bệnh vì thiên tài là bất thường. Nếu tính bình thường là lành mạnh, thế thì thiên tài là bệnh. Thiên tài không phải là bình thường; ông ấy là điên theo cách nào đó. Điên của ông ấy có thể hữu dụng, cho nên chúng ta cho phép ông ấy sống.

Một Einstein hay một Van Gogh hay một Ezra Pound - nhà thơ, hoạ sĩ, nhà khoa học, nhà huyền bí - họ là điên, nhưng cái điên của họ được phép vì hai lí do: hoặc điên của họ vô hại hoặc điên của họ là tiện dụng. Qua điên của mình họ đóng góp cái gì đó, điều tâm trí bình thường không thể đóng góp. Vì họ điên họ đã chuyển tới một cực điểm, và họ có thể thấy những điều nào đó mà tâm trí bình thường không thể thấy. Cho nên chúng ta cho phép những người điên này - và chúng ta thậm chí còn làm họ thành những người được giải thưởng Nobel. Nhưng họ ốm.

Nếu sự bình thường là tiêu chí và là chuẩn cho lành mạnh, thế thì mọi người không bình thường là ốm. Geoffrey nói rằng một ngày sẽ tới khi chúng ta sẽ chữa trị cho các nhà khoa học và nhà thơ theo cùng cách chúng ta chữa trị cho người điên: chúng ta sẽ làm cho họ điều chỉnh về tâm trí trung bình. Thái độ này là vì một giả thuyết đặc biệt rằng tâm trí là chỗ cuối và không có cái bên ngoài.

Đối lập với thái độ này là cách tiếp cận phương Đông. Chúng ta nói ở đây rằng bản thân tâm trí là bệnh. Cho nên dù bình thường hay bất thường, chúng ta sẽ chỉ làm một phân biệt về “ốm bình thường” và “ốm bất thường." Người bình thường là ốm một cách bình thường. Người đó không ốm nhiều tới mức bạn có thể phát hiện ra điều đó, người đó chỉ trung bình. Vì mọi người khác đều giống người đó, ốm của người đó không thể được phát hiện. Ngay cả người này, nhà phân tâm chữa trị cho người đó, bản thân ông ấy cũng là người ốm một cách bình thường. Bản thân tâm trí là bệnh cho chúng ta.

Tại sao? Tại sao gọi bản thân tâm trí là bệnh? Chúng ta sẽ phải tiếp cận tới nó từ chiều khác, thế thì nó sẽ là dễ. Với chúng ta, thân thể là chết; với cách tiếp cận phương Đông, thân thể là chết. Cho nên bạn không thể tạo ra được thân thể mạnh khoẻ hoàn hảo; bằng không nó sẽ không chết. Bạn có thể tạo ra cân bằng nào đó, nhưng thân thể như vậy, vì nó sẽ chết, là nguồn để bị ốm. Cho nên mạnh khoẻ chỉ có thể là thứ tương đối. Thân thể không thể mạnh khoẻ hoàn hảo - nó không thể vậy.

Đó là lí do tại sao y học không có chuẩn và không có định nghĩa về mạnh khoẻ là gì. Họ có thể định nghĩa bệnh, họ có thể định nghĩa bệnh đặc thù, nhưng họ không thể định nghĩa mạnh khoẻ là gì. Hay nhiều nhất họ chỉ có thể định nghĩa theo phủ định rằng khi một người không ốm, không ốm một cách đặc thù, người đó là mạnh khoẻ. Nhưng định nghĩa mạnh khoẻ theo cách phủ định có vẻ ngớ ngẩn, vì thế thì bệnh trở thành điều chính theo đó bạn định nghĩa mạnh khoẻ. Nhưng mạnh khoẻ không thể được định nghĩa, vì thực sự, thân thể không bao giờ có thể thực sự mạnh khoẻ. Mọi khoảnh khắc thân thể chỉ ở trong cân bằng tương đối, vì chết đang tăng tiến cùng sống; bạn cũng đang chết. Bạn không đơn giản sống, bạn đang chết đồng thời.

Chết và sống không phải là hai đầu xa xôi với nhau. Chúng giống như hai chân đồng thời bước đi - và chúng cả hai đều thuộc về bạn. Chính khoảnh khắc này bạn là cả sống và chết. Cái gì đó đang chết bên trong bạn mọi khoảnh khắc, Trong khoảng bẩy mươi năm, chết sẽ đạt tới đích. Mọi khoảnh khắc bạn sẽ liên tục đang chết và đang chết và đang chết, và thế rồi bạn sẽ chết.

Ngày bạn được sinh ra bạn bắt đầu việc chết. Ngày sinh cũng là ngày chết. Nếu bạn đang chết liên tục - và chết không phải là cái gì đó sẽ tới từ bên ngoài, mà là cái gì đó sẽ lớn lên từ bên trong - thế thì thân thể không bao giờ có thể thực sự mạnh khoẻ. Làm sao nó có thể thế được? Khi nó đang chết đi mọi khoảnh khắc, làm sao nó có thể thực sự mạnh khoẻ? Nó chỉ có thể mạnh khoẻ tương đối. Cho nên nếu bạn mạnh khoẻ một cách bình thường, thế là đủ.

Đó cũng là cùng điều với tâm trí. Tâm trí không thể thực sự lành mạnh, toàn thể được, vì chính sự tồn tại của tâm trí là tới mức nó nhất định vẫn còn bị bệnh, không thoải mái, lo âu, trong lo lắng. Chính bản chất của tâm trí là như vậy, cho nên chúng ta sẽ phải hiểu bản chất này là gì.

Ba điều... Một, tâm trí là móc nối giữa thân thể và vô thân thể, cái ở bên trong bạn. Nó là móc nối giữa vật chất và phi vật chất bên trong bạn. Nó là một trong những chiếc cầu huyền bí nhất. Nó bắc cầu qua hai điều hoàn toàn mâu thuẫn - vật chất và linh hồn.

Nếu bạn có thể, quan niệm điều ngược đời này đi. Bình thường bạn làm chiếc cầu qua sông nơi hai bờ là vật chất. Trong trường hợp này, tâm trí là chiếc cầu giữa một bờ là vật chất và bờ kia là phi vật chất... giữa cái thấy được và cái không thấy được, giữa chết và không chết, giữa sống và chết, giữa thân thể và linh hồn - hay bất kì cái gì bạn đặt tên cho hai bờ này. Vì tâm trí bắc cầu cho những thứ mâu thuẫn thế, nó nhất định vẫn còn căng thẳng; nó không thể thoải mái được.

Nó bao giờ cũng chuyển từ cái thấy được sang cái không thấy được, từ cái không thấy được sang cái thấy được. Mọi khoảnh khắc tâm trí đều trong căng thẳng sâu sắc. Nó phải bắc cầu qua hai thứ mà không thể được bắc cầu. Đó là căng thẳng, đó là băn khoăn. Bạn trong băn khoăn mọi khoảnh khắc.

Tôi không nói về băn khoăn tài chính của bạn hay những băn khoăn khác kiểu như vậy - chúng là những băn khoăn biên, băn khoăn khung. Băn khoăn thực không phải là điều đó, băn khoăn thực là băn khoăn của Phật. Bạn cũng trong băn khoăn đó, nhưng bạn bị nặng gánh thế bởi băn khoăn hàng ngày của bạn, bạn không thể khám phá ra được băn khoăn cơ bản của bạn. Một khi bạn tìm ra băn khoăn cơ bản của bạn, bạn sẽ trở nên có tính tôn giáo.

Tôn giáo là mối quan tâm tới băn khoăn cơ bản. Phật trở nên băn khoăn theo cách khác. Ông ấy không lo nghĩ về tài chính, ông ấy không lo nghĩ về vợ đẹp, ông ấy không lo nghĩ về bất kì cái gì. Không có lo nghĩ; các lo nghĩ bình thường đã không có đó. Ông ấy đã an ninh, an toàn, là con vị vua lớn, là chồng của vợ rất đẹp, và mọi thứ đều sẵn có. Khoảnh khắc ông ấy ham muốn bất kì cái gì, ông ấy đều có nó. Mọi thứ là có thể đều là có thể cho ông ấy.

Nhưng đột nhiên ông ấy trở nên đầy băn khoăn - và băn khoăn đó là băn khoăn cơ bản, băn khoăn chủ chốt. Ông ấy thấy một người chết được khênh qua, và ông ấy hỏi người đánh xe cái gì đã xảy ra cho người này. Người đánh xe nói, "Người này bây giờ chết rồi. Người đó đã chết." Đây là đương đầu đầu tiên của Phật với cái chết, cho nên ông ấy hỏi ngay, "Mọi người đều chết sao? Và ta cũng chết sao?"

Nhìn vào câu hỏi này đi. Bạn có thể đã không hỏi nó. Bạn có thể đã hỏi ai đã chết, tại sao người đó chết, hay bạn có thể đã nói rằng người đó có vẻ quá trẻ và đây không phải là tuổi chết. Những băn khoăn đó không phải là cơ bản; chúng không liên quan tới bạn. Bạn có thể đã cảm thấy thông cảm, bạn có thể đã cảm thấy buồn, nhưng dầu vậy đó chỉ là trên chu vi - và bạn sẽ quên trong vòng vài khoảnh khắc.

Phật chuyển toàn thể câu hỏi này về bản thân ông ấy và ông ấy hỏi, "Ta sẽ chết sao?" Người đánh xe nói, "Tôi không thể nói dối ngài. Mọi người đều chết, mọi người sẽ chết." Phật nói, "Thế thì quay xe về đi. Nếu ta sẽ chết, thế thì hữu dụng của cuộc sống là gì? Ông đã tạo ra băn khoăn sâu sắc trong ta. Chừng nào băn khoăn này còn chưa được giải quyết, ta không thể thoải mái được."

Băn khoăn này là gì? Nó là băn khoăn cơ bản. Cho nên nếu bạn trở nên nhận biết về chính tình huống cơ bản của sống - về thân thể, về tâm trí - một băn khoăn tinh tế sẽ lẻn vào, và thế thì băn khoăn đó sẽ liên tục gây run rẩy bên trong bạn. Bất kì cái gì bạn đang làm hay không làm, băn khoăn này sẽ có đó - nỗi khổ sâu sắc. Tâm trí đang bắc cầu qua vực thẳm, vực thẳm không thể được. Thân thể sẽ chết, và bạn có cái gì đó - X - bên trong bạn mà là không chết.

Đây là hai điều mâu thuẫn. Dường như bạn đang đứng ở trong hai con thuyền mà đi theo các hướng đối lập. Thế thì bạn sẽ ở trong xung đột sâu sắc. Xung đột đó là của tâm trí. Tâm trí ở giữa hai cái đối lập: - đó là một điều.

 

Từ “Vigyan Bhairav Mật tông - tập 1”

 
 
 
 

Bài  mới nhất

Bài  xem nhiều

Đăng  nhập