Bạn đang ở: Trang chủ Trích đoạn Trưởng thành tâm linh Thầy và đệ tử Thừa tướng và Thiền sư
 
 
Thầy và đệ tử

Thừa tướng và Thiền sư

Guo Ziyi.jpg

 

Thừa tướng Quách Tử Nghi và Thiền sư dường như rất tâm đầu ý hợp. Sự kiện là ông ấy là thừa tướng dường như chẳng có ảnh hưởng nào tới liên kết của họ. Không có dấu vết đáng để ý nào về sự lễ phép về phần Thiền sư, hay về sự kiêu căng hão huyền về phần thừa tướng; mối liên kết dường như là liên kết tôn giáo thanh tịnh của một thầy đáng kính và một đệ tử vâng lời.

 

Nhưng đây chỉ là trên bề mặt. Sâu bên dưới thừa tướng là Thừa tướng. Sâu bên dưới ông ấy là ai đó rất, rất quan trọng. Sâu bên dưới ông ấy có cùng bản ngã như mọi người khác. Tình huống này, dáng vẻ trên bề mặt này chỉ là như làn da. Để tìm thấy thực tại bạn sẽ phải đi sâu hơn chút ít. Thừa tướng có thể đã bị lừa, nhưng Thầy không bị lừa bởi điều đó. Người khác có thể đã bị lừa; họ có thể đã nghĩ: Thừa tướng này là người vĩ đại làm sao, khiêm tốn thế, tới và ngồi dưới chân Thầy, tôn giáo thế, hiếm khi tìm ra người như vậy -- nhưng Thầy không bị lừa bởi dáng vẻ. Dáng vẻ không ngụ ý cái gì.

Điều thực là cái ở sâu hơn. Và Thừa tướng này là người tao nhã. Ông ấy đã thành công với thế giới, bây giờ ông ấy đang cố thành công với Thầy cũng bằng phong cách tao nhã của mình. Nhưng bạn không thể lừa được Thầy. Nếu bạn có thể lừa được Thầy, ông ấy không phải là Thầy chút nào.

 

Tuy nhiên, một hôm, khi ông ấy theo thường lệ tới thăm Thiền sư, ông ấy đã hỏi câu hỏi sau: Kính thầy, Phật giáo giải thích thế nào về duy ngã độc tôn?

 

Sâu bên dưới, bạn thực sự không thể lừa được bản thân bạn nữa. Làm sao bạn có thể lừa được? Bạn biết bạn đang làm gì. Trong khi bạn đang lừa, thế nữa bạn biết rằng bạn đang lừa. Bạn có thể lừa toàn thế giới, nhưng làm sao bạn có thể lừa bản thân bạn? Điều đó là không thể được. Bạn có thể không tỉnh táo, nhưng khoảnh khắc bạn trở nên tỉnh táo, bạn biết bạn đã từng làm gì.

Điều này nữa là việc lừa dối. Ông ấy không hỏi câu hỏi trực tiếp. Ông ấy không nói: Tôi là người duy ngã độc tôn, cho nên thưa Thầy, xin thầy bảo tôi phải làm gì về nó. Những người tinh ranh này bao giờ cũng hỏi câu hỏi gián tiếp. Tôi biết nhiều người trong số họ. Một người tới tôi và người đó nói: Một trong những người bạn của tôi bị bất lực. Vậy phải làm gì? Và tôi có thể thấy rằng người này bị bất lực, nhưng người đó đang nói về bạn của mình. Cho nên tôi hỏi anh ta: Sao bạn không bảo bạn của bạn tới? Anh ta có thể nói với tôi rằng một trong những người bạn của anh ta bị bất lực -- Về điều đó thì sao? Phải làm gì? Tại sao bạn bận tâm tới? Bạn của bạn có thể đã tới và nói cho tôi cùng điều đó. Thế là anh ta trở nên bị bối rối.

Mọi người nói một cách gián tiếp và vấn đề là vấn đề cá nhân. Và họ nói triết lí; họ hỏi câu hỏi như: Duy ngã độc tôn trong Phật giáo được giải thích thế nào? Vô nghĩa làm sao! Nó liên quan gì tới Phật giáo? Duy ngã độc tôn là vấn đề của bạn. Sao làm nó thành gián tiếp? Nếu bạn làm nó thành gián tiếp, bạn sẽ bỏ lỡ. Bạn sẽ không có khả năng hiểu vì từ chính ban đầu bạn đang lừa dối. Và bạn có thể nghĩ rằng bạn đang hỏi về Phật giáo và duy ngã độc tôn, thế thì một lí thuyết có thể được trao cho bạn, một giả thuyết, một triết lí, một hệ thống, nhưng điều đó sẽ không giúp ích -- vì từng cá nhân có vấn đề riêng của mình, và từng cá nhân có vấn đề riêng của mình theo cách duy nhất.

Nếu bạn nói: Tôi là người duy ngã độc tôn, phải làm gì về nó? Câu trả lời của tôi sẽ khác. Nếu bạn hỏi Phật giáo nói gì, câu trả lời sẽ khác. Phật giáo -- thế thì nó trở thành một thứ chung chung, và không cá nhân nào là thứ chung chung. Mọi cá nhân là cá nhân, cá nhân đích thực tới mức bạn không thể giúp cho cá nhân bằng lí thuyết chung. Không, nó sẽ không phù hợp. Mọi cá nhân cần cách tiếp cận trực tiếp.

Đừng bao giờ hỏi câu hỏi triết lí. Nó là vô dụng. Cứ hỏi câu hỏi cá nhân riêng, hỏi trực tiếp.

Và đó là điều Thầy phải làm với Thừa tướng này. Thầy phải mang ông ấy xuống từ các đỉnh của Phật giáo đề với thực tại của bản thân riêng ông ấy, vì những đỉnh đó đã không thuộc vào ông ấy. Đó không thực là vấn đề của ông ấy.

Mọi người tới tôi; họ hỏi liệu Thượng đế có tồn tại hay không. Bạn định làm gì với Thượng đế? Để Ngài là Bản thân ngài đi. Bạn định làm gì? Nếu Ngài tồn tại, bạn sẽ làm gì? Nếu Ngài không tồn tại, bạn sẽ làm gì? Điều đó có vẻ giống như tâm trí bạn không đối diện với vấn đề thực và né tránh chúng qua các vấn đề tưởng tượng.

Thượng đế là vấn đề tưởng tượng của bạn. Giận, bản ngã, dục, đam mê, ghét: chúng là vấn đề thực. Bạn không hỏi về chúng -- bạn hỏi về Thượng đế. Bạn đề cập tới Thượng đế thế nào? Không có mối quan hệ. Tôi gặp những người tin vào Thượng đế và những người không tin vào Thượng đế. Tôi không thấy bất kì khác biệt gì. Bạn có thể phát hiện liệu một người là vô thần chỉ bằng việc nhìn vào hành vi của người đó không?  -- không. Làm sao bạn có thể biết liệu người này tin vào Thượng đế và người kia không tin vào Thượng đế? Họ cả hai đều cư xử theo cùng cách. Nếu bạn xúc phạm họ, cả hai sẽ nổi giận. Khác biệt là gì? Nếu bạn làm tổn thương bản ngã của họ, cả hai sẽ phát điên. Cho nên Thượng đế bước vào chỗ nào? Đây là thủ đoạn -- bạn muốn né tránh vấn đề thực. Các từ 'thượng đế', 'moksha', 'chân lí', giống như những cái chăn. Bạn che đậy mọi vấn đề bằng chúng và che giấu chúng. Chúng không phải là vấn đề, chúng là chăn. Và những người trả lời chúng giúp bạn né tránh thực tại

 

Kính thầy, Phật giáo giải thích thế nào về duy ngã độc tôn? Mặt Thiền sư đột nhiên tái xanh, và theo một cách cực kì ngạo mạn và khinh bỉ ông ấy nói với thừa tướng: Ông nói gì vậy đồ đần độn?

 

Mọi thứ đã thay đổi ngay lập tức bây giờ. Thầy đã mang ngay Thừa tướng về thực tại, về đất bằng, chỉ bằng một lời, 'đồ đần độn'. Một lời có thể làm phép màu đó xảy ra -- vì bạn không nhận biết, đó là lí do tại sao. Bằng không, Thừa tướng chắc đã cười, và ông ấy chắc đã nói:  Vâng, thầy đúng. Bây giờ về Phật giáo và cách nó giải thích duy ngã độc tôn sao? Nhưng chỉ một lời....

Bạn bị nghiện với lời nhiều làm sao! Một lời, và toàn thể tình huống thay đổi sao? Và lời là gì? Chỉ là âm thanh không thực sự có nghĩa, vì nghĩa chỉ là thoả thuận của xã hội, giữa con người: Chúng ta sẽ ngụ ý cái này bằng cái này. Nó chỉ là một bản thoả thuận xã hội. 'Đồ đần độn' ngụ ý gì? -- chả cái gì, chỉ là âm thanh. Nếu bạn không hiểu tiếng Việt, nó ngụ ý gì? Chẳng cái gì, chỉ các âm thanh. Nếu bạn hiểu tiếng Việt, thế thì có rắc rối. Ai đó đang gọi bạn là 'đồ đần độn' sao? -- lập tức triết lí biến mất và thực tại thò ra. Mọi cung cách xã giao chỉ bề ngoài. 'Kính Thầy' -- toàn bề ngoài. Ông ấy cúi mình và nói 'Kính Thầy'. Đây là kiểu kính trọng gì mà một lời có thể phá huỷ nó? Thiền sư thực khéo léo.

 

Ông nói gì vậy đồ đần độn? Việc coi thường vô lí và bất ngờ này làm tổn thương tình cảm của thừa tướng tới mức làm cho mặt ông ấy sị ra vì giận.

 

Vâng, nó là vô lí. Và bất ngờ. Thầy là vô lí và bất ngờ. Bạn không thể dự đoán được họ. Họ giống như gió, hay giống như mây bay qua bầu trời. Họ đi đâu không ai có thể nói, vì họ không theo bất kì bản đồ nào. Họ đơn giản đi bất kì chỗ nào gió thổi tới. Họ không có mục đích, họ không có chiều hướng. Họ đơn giản sống trong khoảnh khắc này. Bạn không thể nói Thầy sẽ làm cái gì -- không bao giờ. Thầy là không thể dự đoán được vì thầy không được lập kế hoạch cho tương lai. Thầy không được chuẩn bị theo bất kì cách nào. Thầy di chuyển trong khoảnh khắc, nhìn vào tình huống, và đáp ứng. Thầy không bao giờ phản ứng, thầy đáp ứng. Người có nhận biết không bao giờ phản ứng, người đó đáp ứng. Bạn phản ứng. Cố hiểu sự khác biệt.

Phản ứng là thói quen bắt rễ sâu. Đáp ứng không phải là thói quen. Nó là nhạy cảm sống với khoảnh khắc. Đáp ứng là thực. Phản ứng bao giờ cũng không thực. Ai đó xúc phạm bạn và bạn phản ứng. Phản ứng ngụ ý: giữa xúc phạm và điều bạn làm, giữa hai điều này, không có một khoảnh khắc của nhận biết. Bạn phản ứng qua thói quen như bạn đã phản ứng trong quá khứ -- nhưng tình huống là khác toàn bộ. Ai đó xúc phạm bạn trên phố và thế rồi một Thầy xúc phạm bạn. Tình huống là khác toàn bộ. Ai đó xúc phạm bạn trên phố là giống như bạn. Nó là tình huống khác toàn bộ. Và thế rồi một Thầy, vị Phật xúc phạm bạn -- ông ấy xúc phạm theo cách khác toàn bộ. Ông ấy tạo ra tình huống. Ông ấy cho bạn cơ hội để không phản ứng, không đi theo hình mẫu thói quen cũ, không hành động và cư xử như robot, mà trở nên tỉnh táo và nhận biết.

Nếu như người này đã chút ít tỉnh táo, chút ít nhận biết, chút ít lưu tâm, ông ấy chắc đã cười, ông ấy chắc đã cúi mình và chạm chân Thầy, vì Thầy xúc phạm bạn chỉ khi có tình yêu và từ bi sâu sắc. Bằng không, hữu dụng gì? Thầy xúc phạm bạn để chỉ ra cho bạn cái gì đó. Thầy có thể nổi giận trong khoảnh khắc nào đó, nhưng thầy không giận -- nó là một phần của từ bi của thầy.

Khi một Thầy xúc phạm hay trở nên giận, đừng phán xét bởi các chuẩn mực bình thường, đừng phán xét bằng kinh nghiệm bình thường của bạn. Đợi thêm chút ít và không phản ứng. Thừa tướng đã phản ứng ngay lập tức.

 

Việc coi thường vô lí và bất ngờ này làm tổn thương tình cảm của thừa tướng tới mức làm cho mặt ông ấy sị ra vì giận.

 

Ông ấy phải thực sự là người tao nhã. Ngay cả giận có tới, nhưng rất thoáng qua. Nó không bùng nổ.

Ông ấy phải đã kìm nén bản thân ông ấy rất sâu. Ông ấy là người có văn hoá, thực sự có văn hoá. Nhưng ngay cả người có văn hoá đó, chỉ một lời nhỏ, 'đồ đần độn', và cách diễn đạt sị mặt ra và hơi thoáng giận bắt đầu biểu lộ trên mặt ông ấy. Bây giờ tình huống là thực. Thầy có đó, không có bản ngã nào; và Thừa tướng có đó -- bây giờ bản ngã thò ra, bây giờ cái thực đã nổi lên bề mặt.

 

Thế rồi Thiền sư mỉm cười và nói: Thưa đại vương, đây là duy ngã độc tôn.

 

Và điều đó chẳng liên quan gì tới Phật giáo. Nó có cái gì đó liên quan với bạn. Thầy thực sự tài nghệ. Thầy đã tạo ra tình huống như thế chỉ bằng việc dùng một lời.

Và điều Thầy nói hay làm sao. Thế rồi Thầy mỉm cười. Bạn không thể mỉm cười ngay lập tức sau giận -- không, vì bạn không phải là Thầy. Cho dù bạn cố mỉm cười, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng nhiều trong môi bạn, tới mức bạn sẽ không có khả năng thả lỏng chúng. Sau giận bạn không thể mỉm cười ngay lập tức được; bạn sẽ cần thời gian, để cho giận nguôi đi.

Thầy có vẻ giận, kết án, khi Thầy xúc phạm Thừa tướng. Và khi việc xúc phạm đã làm xong việc của nó, và Thừa tướng thực đã lộ diện, Thầy mỉm cười và nói: Thưa Đại vương, đây là duy ngã độc tôn.

 

Từ "Trở về cội nguồn"

 
 
 
 

Bài  mới nhất

Bài  xem nhiều

Đăng  nhập