Một hôm, khi thầy Oánh Sơn đứng lên trong pháp đường để nói, một sư có tên Nga Sơn bước ra từ hội chúng và hỏi, "Tại sao khó nói về chỗ mà không hơi thở nào đi vào?"
Ông ấy đang hỏi, "Tại sao khó đi vào không gian của riêng mình, nơi thậm chí hơi thở riêng của mình không thể vào được?" Tâm thức của bạn không thở. Cuộc sống của nó không phụ thuộc vào việc thở hay nhịp tim đập của bạn - nó là bản thân cuộc sống. Nó không phụ thuộc vào bất kì nguyên nhân nào. Đó là tự do của nó và vĩnh hằng của nó.
Câu hỏi này là hoàn toàn đúng, nhưng câu hỏi như vậy không thể được trả lời theo cách dễ dàng.
Oánh Sơn nói, "Ngay cả nói về nó là không nói về nó. Ta có thể nói về nó, nhưng ta phải nhắc ông rằng không cái gì được nói về nó."
Nó bao giờ cũng còn bên ngoài lời. Theo nghĩa nền tảng nào đó, khoảnh khắc lời rời khỏi môi bạn, nghĩa bị bỏ lại đằng sau. Lời rơi vào tai bạn mà đã quên mang bất kì nghĩa nào. Chúng là phong bì trống rỗng; tất nhiên chúng được gửi tới bạn, nhưng bên trong không có gì cả.
Oánh Sơn nói, "Ngay cả nói về nó là không nói về nó. " Nga Sơn có một chớp loé sáng suốt, nhưng khi ông ấy định mở mồm, Oánh Sơn nói, "Sai."
Thầy có thể thấy rằng đệ tử đã chạm vào không gian bên trong, vì nó là cuộc cách mạng trong bản thể tới mức bạn không thể giữ nó ẩn kín được - nó rạng ngời. Nhưng từ thói quen cũ, Nga Sơn định nói cái gì đó, và thầy quát anh ta, "Sai rồi! Bất kì cái gì ông nói, nó sẽ không có tác dụng. Ông có nó, nhưng đừng nói nó. Ông may mắn là ông đã có nó, nhưng đừng cho phép nó bị bóp méo. Và ông còn quá tươi mới, quá trẻ trong thế giới bên trong. Cứ để mọi thứ lắng đọng."
Bị quở trách, Nga Sơn rút lui. Sau điều này tinh thần quyết tâm của ông ấy vút lên vượt xa ra ngoài quyết tâm của người thường.
Ông ấy đã thấy một thoáng nhìn, và ông ấy cũng đã thấy rằng thầy không muốn ông ấy nói một lời nào chừng nào toàn thể chân lí còn chưa xuyên thấu vào bản thể ông ấy, chừng nào ông ấy còn chưa được thấm đẫm với nó như mây mưa, và sẵn sàng mưa rào xuống. Trước điều đó, ông ấy phải giữ yên tĩnh và không vội vàng.
Ông ấy bắt đầu thiền, ngồi im lặng, chờ đợi khoảnh khắc khi thoáng nhìn nhỏ đó sẽ trở thành vấn đề nhận ra lớn lao.
Một đêm, khi Oánh Sơn đang ngắm trăng cùng với Nga Sơn, ông ấy nói, "Ông có biết rằng có hai trăng không?"
Nga Sơn nói, "Không."
Đây là cái gì đó cực kì quan trọng. Điều ông ấy đã thấy vào hôm đó chỉ là phản xạ của trăng, và phản xạ của trăng là phản xạ, nhưng nó không phải là trăng.
Tận hưởng trăng tròn, thầy hỏi Nga Sơn,
Ông có biết rằng có hai trăng không?"
Nga Sơn nói, "Không."
Oánh Sơn nói, "Nếu ông không biết rằng có hai trăng, ông không phải là cây giống non của việc kế tục ‘Tiếp’."
Ông phải hiểu nó - trong không gian im lặng ông có thể nhận được phản xạ của thực tại. Nếu im lặng của ông sâu hơn và không có gợn sóng nào, trăng tròn sẽ được phản xạ trong nó, nhưng đừng bị lừa bởi phản xạ này. Phản xạ đó phải chỉ tới trăng. Phản xạ đó trong hồ tâm thức của ông đơn giản là cột mốc trên cuộc hành trình vĩnh hằng tới bản thân trăng.
Nhiều điểm tới trong đời của người tìm kiếm khi người đó nghĩ mình đã đạt tới. Chính chức năng lớn nhất của thầy là đánh đệ tử vào những điểm đó, và đẩy đệ tử lên trước, vì có nhiều thứ nữa ở phía trước.
Một đêm, khi Oánh Sơn đang ngắm trăng cùng với Nga Sơn, ông ấy nói, "Ông có biết rằng có hai trăng không?"
Nga Sơn nói, "Không."
Oánh Sơn nói, "Nếu ông không biết rằng có hai trăng, ông không phải là cây giống non - ông không phải là hạt mầm của phật và ông không thể kế tục ta. Ta đã hi vọng rằng ông là phật tiềm năng, như mọi người đều vậy. Và ông đã tới đây, đừng bỏ chỗ này chừng nào bản thân ông chưa trở thành phật."
Lúc này, Nga Sơn đã tăng quyết tâm và ngồi bắt chéo chân như cọc sắt trong nhiều năm.
Một hôm, khi Oánh Sơn đi qua phòng này, ông ấy nói, dẫn lời Thạch Đầu, "Lúc thì để ông ấy nhướn mày và chớp mắt là đúng; lúc thì không để ông ấy nhướn mày và chớp mắt là đúng."
Với những lời này, Nga Sơn được chứng ngộ lớn. Thế rồi với nghi lễ đầy đủ, ông ấy diễn đạt hiểu biết của mình. Oánh Sơn đồng ý với ông ấy.
Bây giờ, đây là điều khó hiểu chút ít. Tại sao, lúc thì...? Bất kì người nào cũng có thể đọc phát biểu của Thạch Đầu. Điều đó không có nghĩa là bằng việc đọc nó bạn sẽ trở nên được chứng ngộ. Không có gì nhiều trong nó. Ông ấy đơn giản nói rằng không có gì để lo nghĩ tới; lúc thì người ta ngủ và lúc thì người ta thức. Ngay cả phật tính cũng không nên trở thành mối bận tâm; nó phải là tự phát. Nó sẽ tới vào thời riêng của nó, như xuân tới với hàng nghìn hoa.
Mọi điều bạn cần là học chờ đợi, và thiền là cái tên khác cho chờ đợi kiên nhẫn, im lặng đến khoảnh khắc đúng. Trong khoảnh khắc đúng đó, bất kì cái gì - điều có thể là ngớ ngẩn với người ngoài, điều có thể không có nghĩa gì khi có liên quan tới lí do và logic....
Lão Tử đang ngồi dưới cây thì một chiếc lá chết rụng, đang chao đảo rơi xuống; và ông ấy quan sát chiếc lá rơi xuống từ cây, và ông ấy đã trở nên chứng ngộ. Bây giờ bạn có thể ngồi dưới bất kì cây nào và bạn có thể ngắm cả nghìn lá rơi, và bạn sẽ quay về nhà vẫn ngốc như bạn đã vậy trước đây, vì việc rơi đó của chiếc lá chẳng liên quan gì tới chứng ngộ. Lão Tử đã thiền dưới cây đó, và thiền của ông ấy đã sẵn sàng - bất kì hơi chút cơ hội này cho việc mở ra hoa sen bên trong, và kinh nghiệm tức khắc sẽ bùng nổ.
Điều gì đã xảy ra với chiếc lá này? Lá rụng duyên dáng thế và đẹp thế, mặc dầu nó đã chết. Nó sẽ sớm biến mất trong đất, từ chỗ nó đã tới. Ngay lập tức, một nhận biết vô cùng, như tia chớp, nhoáng lên trong tâm trí của Lão Tử, rằng tâm thức của chúng ta cũng đã tới từ một nguồn, cũng hệt như chiếc lá này đã tới; nó đã biểu lộ, và sẽ lại đi vào trong không biểu lộ. Tâm thức chúng ta đã tới từ cội nguồn vĩnh hằng; một ngày nào đó nó sẽ lại đi vào cội nguồn của nó. Không có nhu cầu tìm ở bên ngoài - mọi thứ có ý nghĩa đều ở bên trong.
Từ "Thiền: Sét Kim cương"