Bạn đang ở: Trang chủ Trích đoạn Trưởng thành tâm linh Thầy và đệ tử Sống cùng thầy
 
 
Thầy và đệ tử

Sống cùng thầy

Cầu cho điều đó chăm sóc cả hai chúng ta...
Cùng nhau chúng ta có thể cố gắng.


Có tri thức mà thầy giáo truyền cho học trò, như vẫn được làm trong các đại học và cao đẳng - tri thức vốn là sự tích luỹ của cái đã biết. Thầy giáo biết còn học trò không biết; thầy giáo truyền tri thức này cho học trò. Thầy giáo cho nó, còn học trò nhận nó. Điều này chúng ta biết rất rõ. Tri thức như vậy giống như một vật, giống như tiền - nó trong tay tôi, tôi trao nó cho bạn. Bố có tiền, ông ấy đem nó cho con mình; thầy giáo có tri thức, ông ấy đem nó cho học trò; đấy là sự chuyển trao. Nhưng có những tri thức không chuyển trao được. Tri thức này thầy không trao, thầy không thể trao được; không có cách nào để cho nó. Nhưng nếu cả hai người trong họ đều nỗ lực cùng nhau thì nó lại có thể được truyền trao cho đệ tử.. Bạn hãy cố gắng hiểu sự khác biệt này.

Có tri thức tất cả chúng ta đều biết, là cho được; người ta được nó, người ta cho nó. Tôi biết, bạn không biết; tôi trao nó cho bạn, thế thì bạn cũng biết nó. Chắc chắn tri thức đó là từ lời, nhưng tri thức như vậy sẽ là nông cạn. Cái có thể được trao qua lời sẽ không sâu sắc hơn bản thân lời. Nó sẽ đem trọng lượng mà lời mang, nó sẽ có cùng giá trị. Tôi chẳng cần biết điều tôi trao cho bạn; ai đó đã trao nó cho tôi và tôi trao nó cho bạn, bạn sẽ trao nó cho ai đó khác.

Cho nên người dốt nát cũng dính líu vào trong việc cho và nhận tri thức này, họ làm nhiều về điều đó. Và khi tri thức được luân chuyển rất nhanh, thì dường như là xã hội đang trở nên rất hiểu biết. Chúng ta đang sống trên tri thức như vậy trong thế kỉ này bởi vì tri thức đang luân chuyển rất nhanh. Những người biết kinh tế đều hiểu điều này nghĩa là gì. Nếu chúng ta có một nghìn ru pi và mọi người đều giữ chúng trong túi, thì chúng sẽ vẫn còn là một nghìn. Nhưng nếu nó bắt đầu luân chuyển - tôi lấy mười ru pi từ bạn, bạn lấy từ anh ấy, anh ấy cho nó cứ như thế như thế - những giao dịch hàng trăm nghìn ru pi có thể xảy ra qua một nghìn ru pi gốc này. Luân chuyển! Các nhà kinh tế nói rằng tiền phải liên tục luân chuyển giống như máu trong thân thể, bằng không thì nó sẽ giảm bớt. Tiền dường như giảm đi nếu nó không được luân chuyển. Càng nhiều tiền luân chuyển trong xã hội, thì xã hội dường như càng giầu có hơn.

Người Hồi giáo vẫn còn nghèo bởi vì, ngay từ lúc đầu, đạo Hồi đã chấp nhận ý tưởng rằng lấy lãi trên tiền bạc là tội lỗi. Bây giờ, nếu lấy lãi trên tiền bạc là tội lỗi thì việc luân chuyển tiền sẽ bị dừng lại, luồng tiền bị chặn lại. Cho nên người Hồi giáo vẫn còn nghèo bởi vì họ đã lấy lời nguyện không lấy lãi trên tiền. Nếu bạn không lấy lãi thì tiền sẽ bị chặn lại - làm sao nó tuôn chảy được? Nó tuôn chảy với sự giúp đỡ của lãi; nó du hành từ túi này sang túi khác, và một ru pi luân chuyển trở thành một nghìn ru pi.

Mĩ là nước giầu nhất bởi vì tại đó tiền chuyển nhanh chóng. Nếu tiền chuyển nhanh chóng, thì ngay cả người nghèo cũng có vẻ giầu; nếu nó không chuyển, thì ngay cả người giầu cũng là nghèo. Nhiều người giầu trên đất nước này hoàn toàn nghèo, tiền của họ không chuyển chút nào. Họ ngồi trên két sắt của mình. Nếu két của họ bị lấy đi dưới họ, thì điều đó cũng chẳng tạo ra khác biệt gì cho cảm giác của họ về giầu chừng nào mà họ vẫn chưa biết rằng két sắt đã bị lấy mất. Chính ý tưởng là họ đang ngồi trên két sắt của mình là đủ làm cho họ cảm thấy rằng họ là người giầu. Nhưng nếu tiền không luân chuyển thì ngay cả người giầu cũng sẽ là người nghèo, còn nếu nó luân chuyển thì ngay cả người nghèo cũng dường như là giầu.

Đấy cũng là cách thức với tri thức: nó luân chuyển nhanh. Chúng ta có giáo dục phổ quát; bây giờ có giáo dục trên toàn thế giới. Và tri thức chuyển nhanh: người thứ nhất truyền cho người thứ hai, người này truyền cho người thứ ba, người thứ ba truyền cho nó cho cho người tiếp; mọi người cứ truyền tri thức cho mọi người khác. Dường như là rất nhiều tri thức, nhưng thực tế thì lại không có.

Hiền nhân này không nói về tri thức đó mà ai đó có thể trao cho bạn. Hiền nhân này nói: Cùng nhau chúng ta có thể cố gắng - “Chúng ta chỉ cần phúc lành đó thôi. Chúng ta sẽ sống cùng nhau, chúng ta sẽ thiền cùng nhau, chúng ta sẽ cầu nguyện cùng nhau, chúng ta sẽ tôn thờ cùng nhau; chúng ta sẽ đi cùng nhau, chúng ta sẽ ngồi cùng nhau trong im lặng, trong lời, trong ý nghĩ. Chúng ta sẽ cùng nhau trong niềm khao khát vì ngài, trong nỗ lực của chúng ta để đạt tới ngài. Chúng ta sẽ mơ cùng nhau, chúng ta sẽ hát cùng nhau, chúng ta sẽ im lặng cùng nhau; cùng nhau chúng ta sẽ nhìn vào mặt trời, cùng nhau chúng ta sẽ nhìn lên các vì sao trên trời trong đêm. Chúng ta sẽ cùng nhau.”

Điều này được gọi là satsang: chúng ta sẽ cùng nhau. Có lẽ cái không thể nào được trao một cách trực tiếp thì lại có thể được truyền trao một cách im lặng, cái không thể nào được nói ra qua lời thì lại có thể hạ xuống trong im lặng, cái không thể nào được trao thì lại có thể được trao khi sống cùng nhau.

Bồ đề đạt ma tới Trung Quốc từ Ấn Độ từ một nghìn bốn trăm năm trước. Một đệ tử, Huệ Năng, đã ở với Bồ đề đạt ma trong nhiều năm và anh ta đã nhiều lần hỏi, “Khi nào thầy sẽ trao cho con... khi nào thầy sẽ truyền đạt trí huệ đó? Khi nào khoảnh khắc đó sẽ tới khi bình bát của con được rót đầy? Con đã theo thầy nhiều năm rồi và thời gian đang trôi qua, cuộc sống lại không chắc chắn.” Bồ đề đạt ma chỉ cười mà chẳng nói gì.

Dần dần Huệ Năng chấm dứt việc hỏi. Chẳng có nghĩa gì mà hỏi cả - con người này sẽ chỉ cười. Rồi một hôm hiện tượng đó xảy ra. Huệ Năng tỉnh dậy giữa đêm và lay Bồ đề đạt ma: “Ít nhất thì thầy cũng có thể báo trước cho con khi trao điều đó chứ. Và thầy chọn giờ thế đấy! - vào giữa đêm, và trong khi con đang ngủ!”

Bồ đề đạt ma lại cười và ngài nói, “Im đi và ngủ đi.” Ngài lại cười và cười như ngài đã cười trước đây.

Lần nữa Huệ Năng hỏi, “Thầy hãy nói cho con điều gì đó đi! Thầy đã trao nó cho con thế nào? Con đã nhận nó thế nào? Thầy đáng ra nên nói sớm hơn cho con, thấy đáng phải nói điều gì đó! Thầy đã rót đầy con, vậy mà thầy thậm chí lại chẳng báo gì cho con cả.”

Bồ đề đạt ma nói, “Ta cũng chẳng biết khi nào điều đó xảy ra cả.”

Sự truyền trao này... khi nào nó sẽ xảy ra? Chẳng ai biết cả. “Nhưng chúng ta cùng nhau cố gắng.” Nếu chúng ta cùng nhau, đi cùng nhau và sống cùng nhau, điều đó sẽ xảy ra. Nếu một cây nến chưa thắp được đặt gần một cây nến đã thắp sáng, thì chẳng ai có thể biết được khi nào một cơn gió sẽ mang ngọn lửa tới gần cây nến chưa thắp, khi nào ngọn lửa sẽ nhảy vào cây nến kia. Đây là cách thức, đây là cách việc truyền trao xảy ra.

Cho nên hiền nhân này nói: Cùng nhau chúng ta có thể cố gắng. Chỉ thế thì có lẽ điều đó có thể xảy ra, rằng cái mà không thể được trao lại có thể được trao. Nhưng để cho việc xảy ra đó thì cả hai là cần: người này biết và người kia không biết; người được gọi là thầy và người được gọi là đệ tử - họ đồng ý tới gần.

Người ta phải không học từ thầy, chỉ cần sống cùng thầy là đủ. Việc học là dễ dàng, nhưng sống cùng mới khó. Việc học có thể được thực hiện khi đứng ở xa; việc lại gần hơn là không cần thiết. Nhưng một sự thân thiết sâu sắc lại cần để sống cùng nhau; sự cởi mở bên trong lại cần, sự tin cậy, sự sùng kính sâu sắc, tình yêu, sự điên khùng, khả năng nhìn ai đó còn gần hơn cái ta riêng của mình... thế thì sự truyền trao xảy ra.
Nếu cây nến chưa thắp mà sợ sệt, giữ khoảng cách, không tới gần cây nến đã thắp sáng và nếu bằng cách nào đó, khi ngọn lửa lại gần nó, nó lại chạy ra xa hơn và sợ hãi, thế thì sự việc trở thành khó khăn. Cho nên hiền nhân này nói: Cùng nhau chúng ta có thể cố gắng.

Ông ấy không nói rằng chỉ đệ tử mới phải nỗ lực. Điều đó dường như là thích hợp, chẳng phải thế sao? - điều đó sẽ là đủ. Tất cả những cái gọi là guru đều yêu cầu đệ tử làm việc vất vả, phải nỗ lực. Không cái gọi là guru nào nói rằng chúng ta nên cố gắng cùng nhau - bởi vì không chỉ đệ tử ở gần thầy, điều quan trọng hơn đối với thầy là sẵn có cho đệ tử. Cho dù cây nến chưa thắp có tới rất gần nhưng cây nến đã thắp lại kiêu căng ngạo mạn và không sẵn lòng đi theo cơn gió, thì thế nữa chẳng cái gì xảy ra cả.

Nếu thầy cảm thấy mình là thầy thế thì chẳng cái gì sẽ xảy ra, bởi vì cho dù người đó sẵn sàng cho, thì người đó vẫn không sẵn sàng sống cùng với đệ tử, và điều đó không thể được trao mà không có việc sống cùng nhau.
Đó là lí do tại sao, khi những người tìm kiếm ngày xưa đi tìm kiếm, thì nơi họ sống cùng thầy đã được gọi là gurukul, gia đình của thầy. Đây là gia đình của thầy; người tìm kiếm chỉ trở thành một thành viên của gia đình đó. Người đó trở thành một, được hội nhập với gia đình đó. Nhưng sự gần gũi này là hai mặt; mọi sự gần gũi đều hai mặt. Đó là lí do tại sao thầy lại nói: “Chúng ta cố gắng cùng nhau, phải nỗ lực, làm việc vất vả, thiền cùng nhau.”

Đây là một sadhana lớn, một kỉ luật tâm linh lớn đối với cả thầy nữa. Người biết không chắc là thầy được. Bạn hãy cố gắng hiểu điều đó. Nhiều người trong thế giới này biết, nhưng họ không thể giúp được người khác biết. Biết thì không khó thế.

Một hôm, ai đó tới Phật và hỏi ngài, “Thầy có mười nghìn sư sống với thầy nhiều năm và thầy đã dạy họ, đã dẫn họ đi trên con đường của sadhana, thiền. Bao nhiêu người đã đạt tới trạng thái của thầy? Bao nhiêu người đã trở thành phật?” Một cách tự nhiên, đây là câu hỏi có liên quan. Nó là phép thử phật để xem ngài đã tạo ra bao nhiêu vị phật.

Phật trả lời rằng nhiều người trong họ đã đạt tới phật tính.

Người này nói, “Không ai dường như là vị phật cả.”

Phật đáp, “Bởi vì họ không phải là thầy.”

Trở nên thức tỉnh là một điều còn giúp người khác thức tỉnh lại là điều hoàn toàn khác. Không nhất thiết là người thức tỉnh bao giờ cũng giúp cho người khác thức tỉnh, bởi vì nếu người thức tỉnh mà định đánh thức người khác thì người này phải từ tầm cao của mình hạ xuống và đứng cùng người kia trong thung lũng tối tăm của người kia; người này phải ở gần những người đang dò dẫm, nắm tay họ trong tay mình. Nhiều lần người này phải bước xa một chút để đi cùng họ trên con đường của họ nơi chẳng có gì ngoài địa ngục. Để cho nếu người này bước xa một chút cùng bạn bây giờ, cầm tay bạn, chỉ thế thì mới có khả năng về sự tin cậy nảy sinh trong bạn rằng ngày mai, nếu người này mời bạn trên con đường của mình, thì bạn sẽ sẵn lòng đi cùng người này.

Thầy phải bước đi cùng với đệ tử, để cho đệ tử có thể bước đi cùng thầy. Và nhiều lần thầy phải bước đi trên con đường mà thầy đáng ra không phải đi, thầy phải lại gần với người thầy muốn thay đổi. Đó là lí do tại sao hiền nhân này nói:

Cùng nhau chúng ta có thể cố gắng.
Sáng lạn là việc biết của chúng ta.

Có một kỉ luật tâm linh để biết chân lí, và có một kỉ luật hoàn toàn khác để truyền trao chân lí đó; chúng là khác nhau, khác hoàn toàn.

Người Jainas đã phân biệt giữa hai loại người này. Kevali là người đã đạt tới trí huệ tối thượng; tirthankara là người đã đạt tới trí huệ tối thượng và cũng là thầy giáo, cũng là bậc thầy - người đó được gọi là tirthankara. Không có sự khác biệt nào khác giữa tirthankara và kevali. Kevali đã đạt tới trí huệ, người đó có hiểu biết tối thượng, nhưng người đó không phải là bậc thầy. Người đó không thể truyền trao, người đó không thể trao điều đó cho người khác được. Người đó không biết cách trao điều đó cho người khác.

Bạn hãy hiểu điều đó theo cách này. Chỉ có vài người trên trái đất trong cả đời mình không làm ra bài thơ nào. Lúc này lúc khác một bài thơ thơ trữ tình vọng lên bên trong, phát sinh trong mọi người. Nhưng có rất ít nhà thơ. Nhiều người đã cảm thấy tiếng lầm rầm của bài ca, nhưng điều này không làm cho họ thành nhạc sĩ. Cho dù nhạc có sinh ra trong bạn, thì vẫn có thể là bạn sẽ không có khả năng hát nó to lên. Đó là lí do tại sao, khi nghe thơ, bạn lại cảm thấy rằng đây là bài thơ mà đáng ra phải tới qua mình; đây là bài ca mình đáng ra phải hát lên; đây là cùng giai điệu đã vang vọng bên trong mình, nhưng mình lại không thể tạo ra nó được. Nhìn vào bức tranh nào đó bạn cảm thấy rằng bạn cũng muốn vẽ nó, nhưng ai đó khác đã vẽ nó rồi. Trong thực tế khi bạn thích một bức tranh, điều đó chỉ có nghĩa là nếu bạn có thể vẽ, thì bạn đã vẽ nó rồi - nó đại diện cho bạn, nhưng bạn lại không thể làm được nó.

Nhiều lần chân lí đã được đạt tới, trí huệ tối thượng hiển lộ, phát sinh. Nhưng thế rồi làm sao trao nó cho người khác? Làm sao truyền đạt nó? Làm sao truyền đạt nó cho người khác?

Là thầy là một vấn đề hoàn toàn khác. Chỉ người sẵn sàng cố gắng cùng với đệ tử thì mới có thể là thầy. Chỉ người đồng ý bước đi cùng với đệ tử từ chính bước đi đầu tiên, người đồng ý bắt đầu lại từ ABC, người có thể cầm tay đệ tử và bắt đầu từ nơi bản thân người đó không cần bắt đầu, thì mới có thể là thầy. Người đang đứng ở đích và phải có lòng dũng cảm để lại lấy bước đi đầu tiên cùng đệ tử, chỉ người đó mới có thể trở thành thầy.
Đó là lí do tại sao hiền nhân này cầu nguyện:

Cùng nhau chúng ta có thể cố gắng.
Sáng lạn là việc biết của chúng ta.


Trích từ Con đường bên ngoài mọi con đường - Sarvasar Upanishad
_________________
Herenow-Consciousness-Alert

 
 
 
 

Bài  mới nhất

Bài  xem nhiều

Đăng  nhập