Shiva đáp:
1. Kinh nghiệm chói sáng, kinh nghiệm này có thể bừng lên giữa hai hơi thở. Sau khi hơi thở đi vào (xuống) và ngay trước khi quay lên (ra) - phúc lành.
Đó là kĩ thuật:
Kinh nghiệm chói sáng, kinh nghiệm này có thể bừng lên giữa hai hơi thở.
Sau khi hơi thở đi vào - tức là, đi xuống - và ngay trước khi quay ra - tức là, đi lên - phúc lành. Nhận biết giữa hai điểm này, và điều xảy ra. Khi hơi thở của bạn đi vào, quan sát. Trong một khoảnh khắc, hay một phần nghìn của một khoảnh khắc, không có việc thở - trước khi nó quay lên, trước khi nó quay ra ngoài. Hơi thở này đi vào; thế rồi có điểm nào đó và việc thở dừng lại. Thế rồi việc thở đi ra. Khi hơi thở đi ra, thế thì lại trong một khoảnh khắc, hay một phần khoảnh khắc, việc thở dừng lại. Thế rồi việc thở đi vào.
Trước khi hơi thở quay vào hay quay ra, có một khoảnh khắc mà bạn không thở. Trong khoảnh khắc đó việc xảy ra là có thể, vì khi bạn không thở, bạn không trong thế giới. Hiểu điều này: khi bạn không thở bạn chết; bạn vẫn hiện hữu, nhưng chết. Nhưng khoảnh khắc của sự kéo dài này ngắn tới mức bạn không bao giờ quan sát nó.
Với mật tông, từng hơi thở ra đều là chết và từng hơi thở mới đều là tái sinh. Hơi thở vào là tái sinh; hơi thở ra là chết. Hơi thở ra là đồng nghĩa với chết; hơi thở vào là đồng nghĩa với sống. Cho nên với từng hơi thở bạn chết đi và được tái sinh. Kẽ hở giữa hai điều này là việc kéo dài rất ngắn, nhưng quan sát và chú ý một cách chăm chú, chân thành sẽ làm cho bạn cảm thấy kẽ hở này. Nếu bạn có thể cảm thấy kẽ hở này, Shiva nói, phúc lành. Thế thì không cái gì khác được cần. Bạn được phúc lành, bạn đã biết; sự việc đã xảy ra.
Bạn không được huấn luyện về hơi thở. Cứ để nó như nó vậy. Tại sao đó là một kĩ thuật đơn giản thế? Nó có vẻ đơn giản thế. Một kĩ thuật đơn giản thế để biết chân lí sao? Biết chân lí nghĩa là biết cái không sinh không chết, biết yếu tố vĩnh hằng mà bao giờ cũng hiện hữu. Bạn có thể biết hơi thở ra, bạn có thể biết hơi thở vào, nhưng bạn chưa bao giờ biết kẽ hở giữa hai điều này.
Thử nó đi. Đột nhiên bạn sẽ thấy ra điểm này - và bạn có thể thấy nó; nó đã có đó. Không cái gì được thêm vào bạn hay cấu trúc của bạn, nó đã có đó rồi. Mọi thứ đã có đó ngoại trừ nhận biết nào đó. Cho nên làm sao làm điều này? Thứ nhất, trở nên nhận biết về hơi thở vào. Theo dõi nó. Quên mọi thứ đi, chỉ theo dõi hơi thở vào - chính bước chuyển này.
Khi hơi thở chạm vào lỗ mũi bạn, cảm thấy nó ở đó. Thế rồi để cho hơi thở đi vào. Đi cùng hơi thở này một cách có ý thức đầy đủ. Khi bạn đang đi xuống, đi xuống cùng hơi thở, đừng bỏ lỡ hơi thở. Đừng đi lên trước và đừng đi theo sau, cứ đi cùng nó. Nhớ điều này: không đi lên trước, không đi theo sau nó như cái bóng, là đồng thời cùng nó.
Hơi thở và ý thức phải trở thành một. Hơi thở đi vào - bạn đi vào. Chỉ thế thì sẽ có thể biết được điểm ở giữa hai hơi thở. Điều đó sẽ không dễ. Đi vào cùng với hơi thở, thế rồi đi ra cùng hơi thở: vào-ra, vào-ra.
Phật đã đặc biệt thử dùng phương pháp này, cho nên phương pháp này đã trở thành phương pháp của các Phật tử. Theo thuật ngữ Phật giáo nó được gọi là Yoga Anapanasati. Và chứng ngộ của Phật đã dựa trên kĩ thuật này - duy nhất kĩ thuật này.
Mọi tôn giáo của thế giới, mọi người thấy của thế giới, đều đã đạt tới qua kĩ thuật này khác, và mọi kĩ thuật đó sẽ nằm trong một trăm mười hai kĩ thuật. Kĩ thuật đầu tiên này là kĩ thuật Phật giáo. Nó đã trở nên nổi tiếng trên thế giới là kĩ thuật Phật giáo vì Phật đã đạt tới chứng ngộ qua kĩ thuật này.
Phật nói, "Nhận biết về hơi thở của ông khi nó đi vào, đi ra - đi vào, đi ra." Ông ấy không bao giờ nhắc tới kẽ hở vì không có nhu cầu. Phật nghĩ và cảm thấy rằng nếu bạn trở nên quan tâm tới kẽ hở này, kẽ hở giữa hai hơi thở, mối quan tâm đó có thể quấy rối nhận biết của bạn. Cho nên ông ấy đơn giản nói, "Nhận biết đi. Khi hơi thở đi vào, di chuyển cùng với nó, và khi hơi thở đi ra, di chuyển cùng nó. Đơn giản làm điều này: đi vào, đi ra, cùng hơi thở." Ông ấy không bao giờ nói bất kì cái gì về phần sau của kĩ thuật này.
Lí do là ở chỗ Phật đã nói cho những người rất bình thường, và ngay cả điều đó có thể tạo ra ham muốn đạt tới khoảng hở. Ham muốn đạt tới khoảng hở này sẽ trở thành rào chắn cho nhận biết, vì nếu bạn ham muốn có được khoảng hở này, bạn sẽ chuyển lên trước. Hơi thở sẽ đi vào, còn bạn sẽ chuyển lên trước vì bạn quan tâm tới kẽ hở mà sẽ là tương lai. Phật không bao giờ nhắc tới nó, cho nên kĩ thuật của Phật chỉ là một nửa.
Nhưng nửa kia tự động theo sau. Nếu bạn liên tục thực hành ý thức hơi thở, nhận biết hơi thở, đột nhiên, một ngày nào đó, không biết, bạn sẽ đi tới khoảng hở này. Vì khi nhận biết của bạn sẽ trở nên sắc bén và sâu sắc và mãnh liệt, khi nhận biết của bạn sẽ trở nên được bao lại trong điều này - toàn thế giới được bao bên ngoài; chỉ hơi thở của bạn đi vào hay đi ra, toàn thể khu vực này dành cho ý thức của bạn - đột nhiên bạn nhất định cảm thấy kẽ hở trong đó không có hơi thở.
Khi bạn di chuyển cùng hơi thở, khi không có hơi thở, làm sao bạn có thể vẫn còn vô nhận biết được? Bạn sẽ đột nhiên trở nên nhận biết rằng không có hơi thở, và khoảnh khắc này sẽ tới khi bạn sẽ cảm thấy rằng hơi thở không đi ra không đi vào. Hơi thở đã dừng lại hoàn toàn. Trong việc dừng đó, phúc lành.
Một kĩ thuật này là đủ cho cả triệu người. Toàn thể châu Á đã thử và sống cùng kĩ thuật này trong nhiều thế kỉ. Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản, Miến Điện, Thái Lan, Xri lan ca - toàn thể châu Á ngoại trừ Ấn Độ đã thử kĩ thuật này. Duy nhất một kĩ thuật và hàng nghìn và hàng nghìn người đã đạt tới chứng ngộ qua nó. Và đây duy nhất là kĩ thuật đầu tiên.
Nhưng không may, vì kĩ thuật này trở nên được liên kết với tên của Phật, người Hindu đã cố né tránh nó. Vì nó trở nên ngày càng nổi tiếng là phương pháp của Phật tử, người Hindus đã quên nó hoàn toàn. Và không chỉ điều đó, họ cũng đã cố né tránh nó bởi lí do khác. Vì kĩ thuật này là kĩ thuật đầu tiên được Shiva nhắc tới, nhiều Phật tử đã tuyên bố rằng cuốn sách này, Vigyana Bhairava Mật tông, là sách Phật giáo, không phải là sách Hindu.
Nó không của người Hindu không của Phật tử - kĩ thuật chỉ là kĩ thuật. Phật đã dùng nó, nhưng nó đã có đó để được dùng. Phật trở thành vị phật, người chứng ngộ, vì kĩ thuật này. Kĩ thuật này đi trước Phật; kĩ thuật này đã có đó. Thử nó đi. Nó là một trong những kĩ thuật đơn giản nhất - đơn giản khi so sánh với các kĩ thuật khác; tôi không nói đơn giản cho bạn. Các kĩ thuật khác sẽ khó hơn. Đó là lí do tại sao nó được nhắc tới như kĩ thuật thứ nhất.
Từ Vigyan Bhairav Mật Tông - tập 1