Bạn đang ở: Trang chủ Trích đoạn Hiểu bản thân mình Các khái niệm Tiến tới và Siêu việt
 
 
Các khái niệm

Tiến tới và Siêu việt

Image result for đánh trống

 

đạt tới điểm mà bất kì việc học thêm nào là không còn sẵn có nữa, được gọi là tiến tới.

 

Thế rồi tới một khoảnh khắc khi bạn trở thành im lặng tới mức người nghe biến mất. Đầu tiên ý nghĩ của bạn biến mất, thế rồi người nghĩ của bạn biến mất. Người nghĩ không là gì ngoài việc liên nối giữa các ý nghĩ, người nghĩ không thể tồn tại mà không có ý nghĩ; khi các ý nghĩ không còn đó, đột nhiên người nghĩ bay hơi. Khi bạn đang lắng nghe một cách toàn bộ tới mức không ý nghĩ nào nảy sinh, đi qua, tới và đi, thế thì người nghe cũng biến mất.

... bất kì việc học thêm nào là không còn sẵn có nữa. Thế thì đây là khoảnh khắc từ bên ngoài không cái gì có thể được nhận, việc học không còn sẵn có, bây giờ không có nhu cầu, bây giờ bạn là đủ lên bản thân bạn. Đây là điều Thiền nhân gọi là 'tiến tới'. Bây giờ bạn đang về nhà, tiến tới, ngày càng gần hơn và gần hơn.

Cho nên đầu tiên bạn đầy ý nghĩ. Để bỏ những ý nghĩ này, việc nghe được nhấn mạnh -- nghe Thầy, hay gió, hay mây sấm sét. Lắng nghe được dùng như phương tiện để bỏ ý nghĩ. Khi ý nghĩ được bỏ đi một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra người nghĩ đã biến mất. Bây giờ không còn bất kì cái gì như người nghe. Phương cách này đã làm việc, công viện đã xong. Bây giờ không có nhu cầu lắng nghe ra bên ngoài vì bây giờ không có nhu cầu học từ bên ngoài. Đây là điều Thiền gọi là 'tiến tới'. Bây giờ bạn đang về gần nhà, bây giờ mọi thứ là bên trong bạn, bạn đang tới điện thờ bên trong nhất.

Ý nghĩ không cho phép bạn lắng nghe và người nghĩ không cho phép bạn đi vào trong bản thân bạn. Người nghĩ là phần ý nghĩ tinh vi nhất -- các ý nghĩ là người nghĩ thô và người nghĩ là ý nghĩ tinh vi. Ý nghĩ ngăn cản bạn khỏi việc lắng nghe bên ngoài và người nghĩ ngăn cản bạn khỏi việc lắng nghe bên trong. Đầu tiên bỏ ý nghĩ đi vì cái thô có thể được bỏ đi một cách dễ dàng hơn, thế thì bạn có thể lắng nghe cái bên ngoài. Thế rồi người nghĩ biến mất. Bây giờ bạn có thể lắng nghe cái bên trong. Thế thì Thầy nói từ cốt lõi bên trong nhất của tâm của bạn. Thầy bên ngoài chỉ là việc giúp đỡ để tạo ra Thầy bên trong; Thầy bên ngoài chỉ là việc khơi gợi cho Thầy bên trong tới hoạt động đầy đủ, tới hiện hữu đầy đủ. Thầy bên ngoài chỉ là tình huống để cho Thầy bên trong có thể thức tỉnh.

 

Và khi người ta đi ra ngoài hai giai đoạn này người đó được gọi là đã siêu việt thực sự.'

 

Bây giờ tới điểm cuối cùng. Đầu tiên bạn bỏ ý nghĩ, thế rồi bạn bỏ người nghĩ. Đầu tiên Thầy bên ngoài biến mất, đối thể bên ngoài biến mất, thế rồi bạn đi tới bên trong. Nhưng bên trong chỉ có thể tồn tại cùng bên ngoài. Như tôi đã nói với bạn, người nghĩ chỉ có thể tồn tại cùng với ý nghĩ; theo đích xác cùng cách, bên trong chỉ có thể tồn tại cùng bên ngoài. Nếu bên ngoài biến mất, bên trong biến mất, vì chúng cả hai là hai mặt của cùng một đồng tiền. Cho nên đầu tiên bên ngoài biến mất, thế rồi bạn đi vào và một ngày nào đó đột nhiên bạn thấy rằng bên trong cũng đang biến mất, vì nó không là gì ngoài cốt lõi bên trong nhất của cái bên ngoài. Chúng cả hai cùng nhau. Làm sao bạn có thể có bên trong nếu bạn không có bên ngoài?

Nghĩ về ngôi nhà chỉ có bên trong, không bên ngoài. Làm sao nó có thể chỉ có bên trong mà không có bên ngoài? Hay làm sao nó có thể chỉ có bên ngoài mà không có bên trong nào? Chúng cả hai cùng tồn tại.

Khi bên trong và bên ngoài cả hai biến mất Ho-shan nói, '... người đó được gọi là đã siêu việt thực sự.' Thế thì không có ngoài không có trong, không ý nghĩ không việc nghĩ, không Thầy bên ngoài không Thầy bên trong. Nó là trống rỗng vô cùng. Hư không hiện hữu, hay duy nhất hư không hiện hữu. Đây là siêu việt, đây là niết bàn, chứng ngộ. Thế thì tự do là hoàn toàn đầy đủ vì không có biên giới -- bạn hiện hữu không có biên giới.

Đây là điều Jesus ngụ ý khi ông ấy nói, 'Ta là chân lí.' Đây là điều 'tôi đây' là gì.

 

Một lần một sư hỏi: 'Thế thì siêu việt thực sự là gì?'

 

Bây đây là câu hỏi ngu để hỏi, câu hỏi ngốc để hỏi. Vì khi không có bên ngoài, không có bên trong, không người nghĩ, không ý nghĩ, thế thì không có khả năng nào của bất kì câu trả lời nào. Nếu bạn đã hiểu, thế thì bạn sẽ không hỏi siêu việt này là gì. Nó là vô nghĩa. Bạn đã đi tới điểm mà không câu hỏi nào có thể được hỏi.

Sư này phải đã không hiểu. Cho nên ông ta đã hỏi, 'Thế thì siêu việt thực sự là gì?' Câu hỏi này lại mang bạn trở lại bước đầu tiên. Bây giờ nghe đúng được cần. Bạn thấy điều đó không? Câu hỏi này lại đem bạn về bước đầu tiên. Sư này đã không siêu việt trên bước thứ nhất. Ông ta đã không lắng nghe, bằng không ông ta chắc đã hiểu rồi. Ông ta phải đã ở đó nghe một cách bình thường. Ông ta có tai cho nên ông ta có thể nghe. Và ông ta phải đã hiểu các lời này, vì ông ta có thể dùng các lời, ''Thế thì siêu việt thực sự là gì?' Ông ta phải biết ngôn ngữ, tất nhiên, và ông ta có tai cho nên ông ta có thể nghe. Ông ta không điếc là cái chắc.

Nhưng dầu vậy ông ta đã lỡ. Bây giờ Thầy phải bắt đầu từ chính lúc bắt đầu. Và Ho-shan thường kể chuyện này gần như mọi ngày. Đó là bài giảng duy nhất của ông ấy. Mọi sáng ông ấy sẽ bắt đầu buổi giảng của mình theo cùng cách.

 

Tạo kỉ luật cho bản thân chúng ta trong việc học, được gọi là nghe; đạt tới điểm mà bất kì việc học thêm nào là không còn sẵn có nữa, được gọi là tiến tới. Khi người ta đi ra ngoài hai giai đoạn này người đó được gọi là đã siêu việt thực sự.'

 

Không câu hỏi nào có thể được hỏi nếu bạn hiểu. Bạn có thể chạm chân Thầy và cám ơn thầy, hay bạn có thể có tiếng cười to, hay bạn có thể cuộn chiếu và về nhà. Câu hỏi bây giờ là không liên quan.

 

Nhưng sư hỏi: 'Thế thì siêu việt thực sự là gì?'

 

Và Ho-shan đã làm gì?

 

Không thốt ra một lời....

 

Thật là vô dụng mà thốt ra lời bây giờ, vì ông ấy sẽ phải lặp lại cùng mọi điều.

 

Không thốt ra một lời Ho-shan làm động tác dường như đánh trống

 

Nhiều điều được ngụ ý trong đó. Với cử chỉ này -- dường như đánh trống -- ông ấy đang nói, 'Ông điếc hay cái gì đó? Ông cần trống được đánh lên chỉ thế thì ông sẽ hiểu sao? Ông điếc hay cái gì đó? Câu hỏi của ông đơn giản chỉ ra rằng ông đã không nghe điều ta đã nói suốt nãy rồi.'

 

Ho-shan làm động tác dường như đánh trống, nói: 'Tùng, tùng, cắc tùng, cắc tùng.'

 

Một nghĩa, chỉ trên bề mặt, là ở chỗ ông ấy đang nói cho người này rằng ông ta điếc. 'Ông không cần ta, ông cần trống được đánh lên, chỉ thế thì ông sẽ nghe, bằng không ông sẽ không nghe. Những điều này là rất tinh tế. Chúng không dành cho ông.' Đó là một điều, chỉ trên bề mặt.

Điều thứ hai: trống là biểu tượng rất, rất có nghĩa trong Phật giáo vì trống là trống rỗng bên trong và Phật giáo tin vào trống rỗng. Trống rỗng thực sự là Thượng đế của Phật giáo. Trống là trống rỗng nhưng nếu bạn đánh nó, nó tạo ra âm thanh lớn. Phật giáo nói rằng cốt lõi bên trong nhất của sự tồn tại là trống rỗng, chỉ trên bề mặt nó giống như trống. Bạn có thể liên tục đánh và tạo ra âm thanh.

Mọi ngôn ngữ đều giống như đánh trống, nhưng mọi nghĩa là hoà điệu với trống rỗng nhiều hơn hoà điệu với việc đánh trống. Mọi thứ đều là ồn ào; cốt lõi bên trong nhất có thể được biết tới chỉ trong im lặng. Mọi triết lí đều là đánh trống. Nếu bạn thích thú, tốt, bạn có thể tận hưởng, nhưng bạn sẽ không bao giờ đi vào trong cái thực một cách thực sự, cái thực tối thượng. Nó là trống rỗng.

Và nghĩa thứ ba: việc trả lời câu hỏi theo cách này rất ngớ ngẩn. Chỉ Thiền sư là đủ dũng cảm để làm điều đó. Bạn không thể nghĩ về bất kì truyền thống nào khác có dũng cảm thế để dùng phương thức diễn đạt kì dị thế: Tùng, tùng, cắc tùng, cắc tùng. Ông ấy đang nói, 'Câu hỏi của ông chỉ có thể được trả lời theo cách ngớ ngẩn. Câu hỏi này là ngớ ngẩn, câu trả lời không thể là bất kì cái gì khác hơn điều đó. Ông là phi logic cho nên ta sẽ phải phi logic với ông.'

Một người Ki tô giáo lớn, Tertullian, đã nói một điều cực kì có nghĩa. Ông ấy nói, 'Credo quia impossible' -- 'Tôi tin vì nó là không thể được.' Ông ấy nói, 'Tôi tin vào Thượng đế vì Thượng đế là không thể được.' Thực ra, về mặt logic ngài phải không là vậy. Thực ra, nếu thế giới là hợp lí, Thượng đế phải không hợp lí. Tertullian nói, 'Tôi tin vì nó là không thể được.'

Một cách hợp lí không có lí do để tin, nhưng cuộc sống là nhiều hơn lí trí, sâu hơn lí trí. Cuộc sống là nhiều hơn logic, bao la hơn logic -- logic là rất hẹp. Logic do con người tạo ra, cuộc sống không do con người tạo ra -- ngược lại, con người là do cuộc sống tạo ra. Cuộc sống là lớn hơn con người cho nên một cách tự nhiên nó phải lớn hơn logic.

Nghĩa thứ ba của động tác của Ho-shan là ở chỗ bạn đang hỏi một câu hỏi ngớ ngẩn tới mức nó chỉ có thể được trả lời qua động tác ngớ ngẩn.

 

Với mọi câu hỏi như vậy câu trả lời của Ho-shan bao giờ cũng là một: 'Tùng, tùng, cắc tùng, cắc tùng.'

 

Ông ấy đã tìm ra cách thức thậm chí còn tốt hơn Phật; ông ấy phải đã có khả năng khôi hài hay hơn bản thân Phật. Phật bao giờ cũng giữ im lặng bất kì khi nào ai đó hỏi câu hỏi siêu hình. Về cái gì đó siêu việt trên ngôn ngữ, logic, ông ấy sẽ giữ yên tĩnh hay ông ấy sẽ đổi chủ đề hay ông ấy sẽ nói về cái gì đó khác. Nhưng Ho-shan đã tìm ra một cách thức sống động hơn, với khả năng khôi hài nào đó. Ai đó đã hỏi một câu hỏi mà bởi chính bản chất của nó là ngớ ngẩn, vì theo chính định nghĩa thì siêu việt là cái đi ra ngoài, ra ngoài mọi nhị nguyên. Chúng ta có thể nói về nhị nguyên nhưng chúng ta không thể nói về bất nhị được.

 

Từ "Tùng tùng cắc tùng"

 
 
 
 

Bài  mới nhất

Bài  xem nhiều

Đăng  nhập