Bạn đang ở: Trang chủ Trích đoạn Hiểu bản thân mình Các khái niệm Cúng dường
 
 
Các khái niệm

Cúng dường

Một sư hỏi Thanh Hoá, "Sư đi đâu khi ông ấy chết và luân hồi?"

Ngay chỗ đầu tiên đó là câu hỏi ngu xuẩn vì con người của chứng ngộ không bao giờ chết, không bao giờ luân hồi. Luân hồi dành cho người dốt nát, chuyển từ hình tướng này sang hình tướng khác, từ tính con vật này sang tính con vật khác. Nhưng với người đã thức tỉnh, với người đã chứng ngộ, không có chết và không có luân hồi. Người đó đơn giản khuếch tán vào trong tính toàn thể của vũ trụ.

Người đó thậm chí không để lại bước chân của mình và các dấu chân đằng sau hệt như bông tuyết biến mất hay tiếng vọng trong núi.

Người đó đơn giản vứt bỏ sự bó buộc của mình và làm toàn thể bầu trời là bản thể mình. Người đó ở mọi nơi và người đó không ở đâu cả nói riêng.

 

Thanh Hoá nói, "Sông Trường Giang chảy mãi" - Trường Giang là tên của con sông, "không bao giờ dừng; bong bóng bay theo gió thất thường." Đó là ngôn ngữ Thiền ưa thích, ngôn ngữ của thơ ca thuấn khiết, của âm nhạc thuần khiết, của điệu vũ thuần khiết.

Sông Trường Giang chảy mãi. Nó đã chảy hàng thế kỉ hay có lẽ hàng triệu năm và nó sẽ tiếp tục chảy; theo cùng cách người chứng ngộ biến mất trong đại dương, bỏ cái lồng nhỏ mà người đó vẫn nghĩ là bản thân mình - nhân cách của người đó, bản ngã của người đó. Cũng như giọt sương trượt từ lá sen và hội nhập vào trong đại dương, ông ấy biến mất để xuất hiện ở mọi nơi. Bạn phải mạo hiểm để là không đâu cả nếu bạn muốn là mọi nơi. Nhưng đó là việc mặc cả tốt.

Thanh Hoá nói, "Sông Trường Giang chảy mãi, không bao giờ dừng; bong bóng bay theo gió thất thường."

Chỉ bong bóng đi đây đó, luân hồi, trôi theo gió thất thường. Thời trang và tâm trạng và xúc động đều không là gì ngoài bong bóng xà phòng. Chúng chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ chỗ này sang chỗ khác. Nhưng bản thân dòng sông đơn giản vẫn liên tục. Cứ cảm thấy dòng sông im lặng trong đó bạn đang hiện hữu tại khoảnh khắc này. Im lặng này là vĩnh hằng: nó bao giờ cũng ở đây và nó bao giờ cũng sẽ vẫn còn ở đây.

Sư hỏi thêm, "Ông ấy có nhận được cúng dường trọng thị không?"

Sư này phải đã là một siêu ngốc. Ông ấy đã không nghe điều Thanh Hoá đã nói. Ông ấy lặp lại cùng câu hỏi từ các góc độ khác nhau. "Khi thầy chết, thầy có nhận cúng dường trọng thị không?"

Thanh Hoá nói, "Chúng ta không thể nói không có cúng dường trọng thị."

"Những cúng dường này đích xác là gì?" sư hỏi.

Thanh Hoá nói, "Như tiếng hò của người đánh cá khi đẩy mái chèo, giọng người đó được nghe thấy trong thung lũng."

Những cúng dường này cho người chứng ngộ có thể chỉ là vài bông hồng. Ông ấy đang hỏi liệu chúng có được nhận hay không. Đó không phải là câu hỏi của người tìm kiếm đích thực. Câu hỏi là liệu bạn có cúng dường hay không. Những bàn tay đó mà có thể nhận những hoa đó không còn bị nhốt trong thịt, trong xương. Và khi bạn cúng dường, tình yêu của bạn, lòng biết ơn của bạn sẽ được nghe chỉ như tiến vọng của câu hò của người đánh cá đang đẩy mái chèo và tiếng người đó được nghe thấy trong thung lũng.

Khó mà nói được vì chính bản chất của hiện tượng này. Một khi bạn trở nên chứng ngộ, bạn không còn nữa - theo nghĩa cũ. Bạn tuyệt đối được ngắt ra khỏi cái cũ: bước nhảy có tính lượng tử cho nên ngôn ngữ cũ trở nên tuyệt đối không áp dụng được. Mọi điều có thể được nói là: cúng dường được thực hiện; toàn thể sự tồn tại đón nhận chúng; không bàn tay cá nhân nào sẽ nhận cúng dường của bạn.

Và chính ham muốn là cúng dường của bạn phải được nhận về cơ bản là sai: cúng dường của bạn phải là vô điều kiện. Chúng phải là từ yêu của bạn, không từ ham muốn của bạn, không từ bất kì nhu cầu nào. Nó chỉ là niềm vui, điệu vũ rằng vài con người đã biến mất vào trong toàn thể vũ trụ.

Cúng dường của bạn đơn giản là chỉ dẫn biểu tượng rằng bạn cũng muốn biến mất như tiếng vọng, dần dần, dần dần, không để lại bất kì dấu vết nào đằng sau; hệt như chim bay nhưng không để lại dấu chân trên trời.

 
Từ "Thiền: Bước nhảy lượng từ từ tâm trí sang vô trí"
 
 
 
 

Bài  mới nhất

Bài  xem nhiều

Đăng  nhập