Tôi cứ tự hỏi thầy ngụ ý gì về việc chúng tôi phải đi lạc lối - tự hỏi tôi sẽ phải làm gì, và thế rồi đột nhiên nhận ra, chúng tôi lạc lối.'
Đúng. Sáng suốt lớn đã xảy ra cho bạn. Con người là việc lạc lối. Tội lỗi không phải là để bị phạm phải, nó đã bị phạm phải rồi. Đó là nghĩa của chuyện ngụ ngôn Ki tô giáo rằng Adam phạm tội - người đầu tiên. Con người được sinh ra bị lạc lối, đó là nghĩa của nó, chúng ta đã trong tội lỗi.
Từ 'sin - tội' là rất, rất hay. Nguyên gốc từ đó nó tới ngụ ý 'bỏ lỡ mục tiêu'. Sin không ngụ ý tội, nó đơn giản ngụ ý bỏ lỡ mục tiêu.
Chúng ta đã đi lạc lối, từ chính lúc bắt đầu con người là việc lạc lối, cho nên không có gì để bạn làm việc đi lạc lối. Dù bạn ở bất kì đâu bạn đang bỏ lỡ mục đích của bạn, mục tiêu của bạn. Bạn không biết bạn là ai, bạn không biết tại sao bạn hiện hữu, bạn không biết bạn đang hướng tới đâu - và để làm gì. Bạn cứ đi tiếp như mẩu gỗ trôi giạt, bất kì chỗ nào gió mang bạn đi.
Nhớ, đây là việc nhận ra đầu tiên, 'Mình là việc lạc lối,' điều sẽ làm cho bạn quay lại con đường. Khoảnh khắc Adam nhận ra, 'Mình đã phạm tội,' anh ta đã quay về nhà. Khoảnh khắc bạn nhận ra rằng dù bạn là bất kì cái gì và dù bạn ở bất kì đâu, bạn là sai.... Rất khó nhận ra điều đó vì tâm trí cố bảo vệ, hợp lí hoá. Tâm trí thuộc vào thế giới. Nó liên tục bảo vệ bạn - không đích xác là bạn mà là 'sự lạc lối' của bạn. Bạn sẽ phải bỏ mọi bảo vệ, mọi hợp lí hoá. Một khi bạn hiểu rằng bạn lạc lối, bạn đột nhiên nhận ra rằng bạn không có gì để giữ trong thế giới này - của cải, quyền lực, danh tiếng, chẳng cái gì xứng đáng. Nó toàn là rác rưởi. Và bạn đang làm mất cái gì đó cực kì có giá trị vì thứ rác rưởi; bạn đang bán bản thân bạn và mua đồ chơi; bạn đang phá huỷ khả năng tạo ra linh hồn chẳng vì cái gì.
Đây là việc nhận ra cơ bản, đột phá đầu tiên. Cảm thấy hạnh phúc về nó đi nếu bạn đã nhận ra sự kiện là bạn là sự lạc lối, nếu bạn đã nhận ra sự kiện rằng bạn sai - không sai theo bất kì cách đặc biệt nào, mà theo nghĩa chung. Không sai vì bạn giận, không sai vì bạn đầy hận thù, không sai vì bạn đã làm cái này hay cái nọ - không theo bất kì cách thức đặc biệt nào nhưng theo nghĩa chung người ta cảm thấy người ta lạc lối. Chỉ thế thì cánh cửa mở ra cho trưởng thành, thế thì đột nhiên bạn bắt đầu nhìn vào chiều hướng khác. Thế thì bạn không nhìn ra ngoài, bạn bắt đầu nhìn vào trong vì bất kì cái gì bạn làm bên ngoài sẽ dẫn bạn càng ngày càng đi xa hơn. Bạn càng săn đuổi cái bóng bên ngoài, bạn sẽ càng đánh mất bản thân bạn trong thế giới.
Người ta bắt đầu nhắm mắt lại, người ta bắt đầu cảm và chạm vào bản thân mình. Điều đầu tiên để biết là 'Tôi là ai?' - mọi thứ khác là phụ. Và nếu điều cơ bản này được giải quyết, nếu vấn đề cơ bản này được giải quyết, nếu điều huyền bí cơ bản này được xuyên thấu, thế thì mọi cái khác được tự động giải quyết. Và nếu bạn không giải quyết điều này, và bạn không trả lời cuộc truy tìm cơ bản của con người - 'Tôi là ai?' - thế thì bất kì cái gì bạn làm đều không liên quan.
Bạn đang làm gì? Bạn không cố nhận ra bản thân bạn, bạn đang cố cạnh tranh với người khác. Không ai cố là bản thân người ta, mọi người đều cố đánh bại người khác. Toàn thể thế giới này sống như nhà thương điên cạnh tranh: ai đó mua xe, giờ bạn phải mua xe, và xe lớn hơn. Bạn có thể không cần nó nhưng bây giờ bản ngã của bạn bị tổn thương. Ai đó làm nhà lớn, giờ bạn phải làm nhà, và nhà lớn hơn. Đây là cách cuộc sống liên tục bị phí hoài. Tại sao bạn phải lo nghĩ điều người khác làm? Đó là thứ của họ làm; nếu họ cảm thấy thoải mái, để cho họ làm nó. Bạn nên nhìn vào nhu cầu riêng của bạn.
Nhưng có hai kiểu người thông thường: một kiểu đang cạnh tranh với người khác và kiểu kia là người liên tục kết án người khác rằng họ đang làm sai. Cả hai đều sai. Bạn là ai để quyết định? Nếu ai đó làm ngôi nhà to, bạn là ai để quyết định liệu người đó làm đúng hay sai? Điều đó không phải là mối quan tâm của bạn. Điều đó dành cho người đó nghĩ tới. Bạn chỉ nên nghĩ về liệu điều bạn đang làm có dành cho bạn làm không.
Mọi người làm những điều phi lí trong cạnh tranh, và mọi người liên tục chết đi mọi ngày. Một ngày nào đó chết sở hữu bạn, thế thì bạn nhớ rằng cả đời bạn đã bị phí hoài trong tranh đấu với người khác. Và điều đó là vô nghĩa. Bạn đáng phải để toàn thể năng lượng của bạn vào việc nhận ra bản thân bạn.
Tôi đã nghe một giai thoại rất hay.
Một nhà thờ Cơ đốc giáo và một giáo đường tình cờ ở phía đối diện trên cùng một phố. Và sự kình địch nảy ra giữa linh mục và giáo sĩ. Khi nhà thờ được sơn lại, giáo đường phải được trát vữa lại. Khi linh mục tổ chức buổi rước giáo xứ của một nghìn nhân chứng qua thị trấn, giáo sĩ tổ chức đám rước hai nghìn tín đồ sùng đạo.
Linh mục mua chiếc xe mới, cho nên giáo sĩ mua chiếc xe lớn hơn. Thế rồi linh mục có buổi lễ long trọng bên ngoài nhà thờ để ban phước cho chiếc xe mới của mình và giáo sĩ đi ra với cặp gỗ lớn, đi tới chiếc xe của mình và cắt bớt ống khí xả đi chín phân.
Cắt bao qui đầu đấy! Mọi người liên tục làm những điều phi lí. Người ta phải đánh bại người khác bằng cách nào đó. Người ta phải vượt trên người khác.
Nhớ, sự ngu xuẩn này được bắt rễ rất sâu trong nhân loại, và chừng nào bạn chưa bỏ cái ngu xuẩn này bạn sẽ không có khả năng biết bản thân bạn, bạn sẽ không có khả năng quay về nhà. Bạn sẽ liên tục đi ngày càng xa hơn, trở nên ngày càng lạc lối hơn. Và một ngày đột nhiên bạn sẽ nhận ra rằng toàn thể dinh thự đã sụp đổ. Nó không có nền móng, bạn đã làm nhà bằng bìa. Làn gió nhẹ tới và mọi thứ biến mất. Hay, bạn đã cố giương buồm trên chiếc thuyền giấy.
Con người như người đó vậy, đơn giản sống trong mơ - mơ của bản ngã, tham vọng, quyền lực danh vọng. Người tôn giáo là người đã đi tới hiểu rằng mọi thứ này đang đi lạc lối.
Từ "Tùng tùng cắc tùng"