Bạn đang ở: Trang chủ Trích đoạn Hiểu bản thân mình Các khái niệm Lắng nghe
 
 
Các khái niệm

Lắng nghe

Related image

 

Tạo kỉ luật cho bản thân chúng ta trong việc học, được gọi là nghe.

 

Và Phật tử gọi bước đầu tiên của việc học, của việc biết, là nghe, nghe đúng -- 'samyak shravan'. Nếu ai đó đã đạt tới chân lí, nếu ai đó đã đạt tới, thế thì nghe theo người đó. Không cái gì khác được cần. Lắng nghe rung động của người đó, lắng nghe bản thể người đó, lắng nghe tiếng rì rào của âm thanh bên trong của người đó. Chỉ lắng nghe. Nếu bạn có thể tìm ra một người đã về nhà, thế thì cứ lắng nghe sự bình thản của người đó, yên tĩnh của người đó, phúc lạc của người đó.

'Nghe đúng' được ngụ ý là 'có tính cảm nhận'. Việc học không phải là chủ động, nó là thụ động. Bạn không làm bất kì cái gì về nó, bạn không thể năng nổ về chân lí, bạn đơn giản có thể cho phép nó -- có vậy thôi. Bạn đơn giản có thể hiện hữu ở đó ngay trước nó, trong lân cận gần gũi, thụ động, cho phép, không chống cự, không tạo ra bất kì rào chắn nào. Loại bỏ mọi rào chắn và hiện hữu trong sự hiện diện của người đã đạt tới việc nghe đúng này. Nếu người đó nói cái gì đó, lắng nghe lời người đó; nếu người đó không nói cái gì đó, lắng nghe im lặng của người đó.

Khi người đó không nói cái gì đó, thế nữa, liên tục lắng nghe, và trong việc không nói của người đó bạn sẽ thấy việc diễn đạt vô cùng. Và khi người đó nói cái gì đó, liên tục lắng nghe sâu, vì khi người đó nói cái gì đó, người đó đang ở cùng lúc với việc truyền im lặng của người đó cho bạn. Khi người đó nói người đó cũng im lặng, và khi người đó im lặng người đó cũng nói. Phẩm chất vô cùng của việc lắng nghe là được cần.

Nếu bạn không thể tìm ra bất kì người nào, đừng lo, thế thì lắng nghe tự nhiên, thế thì lắng nghe gió luồn qua rặng thông, thế thì lắng nghe thác đổ, đi và nghe đại dương -- hoang dã. Đi và lắng nghe chim chóc -- bất kì cái gì cũng sẽ có tác dụng. Đây là cái gì đó rất quan trọng cần nhớ: nếu việc nghe đúng có đó, thế thì ngay cả lắng nghe thác đổ sẽ có tác dụng. Và nếu lắng nghe đúng không có đó, thế thì ngay cả nghe Jesus hay Phật sẽ không có tác dụng.

Chân lí xảy ra khi bạn ở trong tâm trạng nghe đúng. Nó không liên quan gì tới đối thể của việc nghe; nó có mọi thứ liên quan tới phẩm chất của việc nghe. Nhưng chúng ta đã quên mất cách lắng nghe. Ngay cả khi chúng ta im lặng chúng không lắng nghe. Ngay cả khi chúng ta giả vờ chứng tỏ rằng có, chúng ta đang nghe, chúng ta không lắng nghe; chúng ta đang làm cả nghìn lẻ một thứ trong tâm trí. Nhiều ý nghĩ chen chúc bên trong. Một cách lịch sự chúng ta trưng ra rằng có, chúng tôi đang nghe, một cách lịch sự đôi khi chúng ta gật đầu nữa -- chúng tôi đang nghe đây -- nhưng sâu bên trong chúng ta là nhà thương điên. Làm sao bạn có thể lắng nghe được?

Để lắng nghe bạn sẽ phải bỏ việc suy nghĩ của bạn. Với ý nghĩ, lắng nghe là không thể được. Nếu bạn nói bên trong và tôi đang nói ở đây, làm sao bạn có thể lắng nghe tôi được? Vì bạn gần bản thân bạn hơn tôi, ý nghĩ của bạn sẽ gần bạn hơn, chúng sẽ làm ra một vòng quanh bạn và chúng sẽ không cho phép ý nghĩ của tôi đi vào. Chúng sẽ chỉ cho phép các ý nghĩ hoà điệu với chúng, chúng sẽ chọn và lọc. Chúng sẽ không cho phép bất kì cái gì xa lạ, không quen thuộc, không biết. Thế thì đó không xứng đáng là lắng nghe vì bạn đơn giản lắng nghe ý nghĩ riêng của bạn. Và điều đó là nguy hiểm vì bây giờ bạn sẽ nghĩ rằng bạn đã lắng nghe tôi. Nghe đúng ngụ ý là ở trong tâm trạng im lặng, cảm nhận toàn bộ.

Trong Thiền đệ tử ngồi trong nhiều tháng, đôi khi nhiều năm, trước khi anh ta trở nên có năng lực lắng nghe. Bất kì khi nào bất kì người nào tới Phật ông ấy sẽ nói, 'Trong một hay hai năm ông đơn giản ngồi đây. Không cái gì khác phải được làm. Ông đơn giản học cách ngồi.' Mọi người sẽ nói, 'Chúng tôi đã biết cách ngồi rồi.' Và Phật sẽ nói, 'Ta chưa bao giờ bắt gặp một người biết cách ngồi, vì khi ta nói ngồi, ta ngụ ý ngồi -- không rối loạn, không chuyển động của ý nghĩ, im lặng toàn bộ, im lặng hoàn toàn, không chuyển động trong thân thể, không chuyển động trong tâm trí. Bể năng lượng không gợn sóng.'

 

Tạo kỉ luật cho bản thân chúng ta trong việc học, được gọi là nghe.

 

Cho nên toàn thể kỉ luật Phật giáo, kỉ luật Thiền, bắt đầu bằng nghe đúng.

 

Từ "Tùng tùng cắc tùng"

 
 
 
 

Bài  mới nhất

Bài  xem nhiều

Đăng  nhập